Nghiên cứu từ khóa là kỹ năng quan trọng mà người làm SEO buộc phải có.
Với tác vụ này, bạn có thể thu thập, sàng lọc, lựa chọn và tinh chỉnh để có được một bộ từ khóa đầy đủ, phù hợp cho chiến lược làm online marketing cũng như SEO Website. Đồng thời, bạn có thể sử dụng những tiêu chí cần thiết để đánh giá về mức độ tiềm năng và cũng như cạnh tranh của một từ khóa nào đó.
1. Từ khóa là gì?
Từ khóa là những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa cụ thể và mà người dùng muốn tìm hiểu thông tin về nó, thường bằng cách gõ vào công cụ tìm kiếm. Trong tiếng Anh gọi là “keyword”.
Nói cách khác, từ khóa thường phải có ý nghĩa cụ thể về một thứ gì đó (ví dụ: điện thoại, máy tính, dụng cụ nhà bếp), một cách thức nào đó (cách sửa bếp ga tại nhà)… mà người dùng muốn tìm hiểu.
Hệ thống các từ khóa phù hợp được xem như la bàn chỉ hướng cho chiến dịch SEO của bạn, cho bạn biết cần phải làm gì, và liệu bạn có đang đạt được tiến bộ gì hay không.
Về chức năng, từ khóa đóng vai trò là tác nhân kết nối giữa 3 chủ thể chính: người tìm kiếm – công cụ tìm kiếm – và các website.
2, Các loại từ khóa
Dân SEO thường hay phân loại theo độ dài. Tùy theo số lượng tiếng, chúng ta thường thấy có từ khóa ngắn, trung bình, dài. Cách phân loại này cũng tương đối, và có thể ít nhiều mang tính chủ quan.
- Từ khóa ngắn (1-3 tiếng
- Từ khóa trung bình (4-5 tiếng)
- Từ khóa dài (6 tiếng trở lên)
Ngoài ra, căn cứ theo mục đích và tính chất, người ta có thể dùng một số cách phân loại như sau:
– Từ khóa thương hiệu (Branded Keywords):
Là những từ khóa liên quan đến một thương hiệu cụ thể, chẳng hạn như: “Vinhomes”, “Điện Máy Xanh”, “Trường Hải Auto… Loại này phù hợp để làm SEO cho mục đích xây dựng thương hiệu của công ty bạn. Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng để nghiên cứu về đối thủ (cùng khách hàng mục tiêu).
– Từ khóa truy vấn thông tin (Info Keywords):
Là những từ khóa dạng tìm hiểu về một thông tin nào đó mà người dùng đang muốn tìm kiếm.
– Từ khóa về sản phẩm, dịch vụ (Product/Service Keywords):
Là những từ khóa mang tính thương mại, giao dịch mua bán, mà khách hàng dùng để tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ nào đó.
– Từ khóa theo vùng địa lý (Geo-targeted keywords):
Thường gồm khóa chính đi kèm tên địa phương. Ví dụ: “học đánh golf tại Tp. Hồ Chí Minh”, “học tiếng Anh tại Hà Nội”, “dịch vụ SEO tại Hải Phòng”. Những cụm từ loại này sẽ rất hữu ích khi bạn muốn làm SEO theo địa phương cụ thể.
– Từ khóa liên quan ngữ nghĩa (LSI keyword):
Là tập hợp những từ khóa thường được sử dụng trong lĩnh vực liên quan đến 1 từ khóa chính, và được Google lập chỉ mục.