7 Thủ Thuật Tối Ưu Hóa Website Bán Hàng

 

1. Tối ưu giao diện của sản phẩm trên website

Sản phẩm là cái mà mọi người quan tâm khi họ mua hàng trên website của bạn. Rõ ràng bạn sẽ thích một gian hàng đa dạng với nhiều loại hình sản phẩm hơn là một cửa hàng lèo tèo với vài ba sự lựa chọn nhàm chán. Một website khi người ta truy cập vào mục sản phẩm, họ muốn gì? Sản phẩm của bạn cần được phân loại một cách logic và dễ tìm.

2. Tối ưu hóa phần mô tả sản phẩm

Sau khi phân loại chúng một cách logic, bạn sẽ chú ý đến hình ảnh sản phẩm trên website. Hình ảnh minh họa sản phẩm của bạn cần phải thực tế, sắc nét và cuốn hút. Nên lựa chọn nhiều góc chụp cho một sản phẩm để khách hàng có cái nhìn bao quát hơn với sản phẩm. Tiếp đó những thông tin dành cho sản phẩm đó là xuất xứ từ đâu, thành phần là gì, công dụng ra sao, review như thế nào,… Nếu hình ảnh của bạn cuốn hút, thông tin sản phẩm đầy đủ thì việc quyết định mua hàng của người dùng sẽ được đẩy nhanh hơn rất nhiều

3. Tối ưu hóa thông tin liên hệ

Phần thông tin này cần có số điện thoại cửa hàng, tốt hơn bạn nên có từ 2 số điện thoại liên lạc để khách hàng có thể dễ dàng liên hệ. Tiếp theo là địa chỉ cửa hàng, số hotline, email, fanpage, …

4. Tối ưu hóa các bước đặt hàng

Có nhiều trang web đòi hỏi người dùng phải trải qua quá nhiều bước trung gian như đăng nhập, điền thông tin, xác nhận email, xác nhận số điện thoại và hàng tá các công đoạn chỉ để mua hàng. Điều này sẽ gây ra bất cập cho họ. Vậy nên hãy rút ngắn nhất có thể quy trình để một đơn hàng được hoàn tất. Cơ bản nhất có thể là bỏ hàng vào giỏ – tiến hành thanh toán – nhập thông tin cá nhân – xác nhận đơn hàng. Sau đó phía doanh nghiệp sẽ xử lý đơn hàng và gọi lại cho khách hàng để báo cáo về tình trạng hàng của họ.

5. Chính sách bán hàng minh bạch

Chính sách là cái kích thích người mua mua nhiều hơn khi họ thấy mình có lợi từ thương vụ này. Một chính sách tối ưu phải được hiển thị ở trang chủ và được đánh bật để thu hút khách hàng. Khách hàng khi mua hàng ở bạn sẽ được gì? Có thể là freeship nội thành cho hóa đơn từ 200 nghìn, miễn phí đổi trả khi phát hiện lỗi sản phẩm, bồi thường 10 triệu đồng nếu phát hiện hàng nhái, … Những thông tin này không chỉ mang lại sự minh bạch mà còn tạo được sự uy tín cho khách hàng.

6. Tối ưu hóa khung chat trực tuyến

Khách hàng thường hay có thói quen nhắn tin hỏi về sản phẩm để được tư vấn kỹ càng từ nhân viên trước khi mua. Vậy nên việc khung chat được tối ưu, nhanh chóng trả lời cho họ sẽ là một điểm cộng cho website của bạn.

7. Tối ưu hóa phần phản hồi của khách hàng

Tại đây khách hàng sẽ được trải nghiệm những nhận xét chân thực nhất từ những người đã từng sử dụng qua sản phẩm của cửa hàng. Bạn nên đánh dấu những bình luận tích cực từ khách hàng để nổi bật nó cho những khách hàng mới thấy tin tưởng bạn hơn.

Ví dụ bạn bước vào một website mua hàng mà bạn đọc được những dòng bình luận tích cực từ những vị khách đã từng mua hàng ở đó thì sẽ như thế nào? Họ review về thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ xử lý đơn hàng của cửa hàng, chất lượng sản phẩm, … liệu bạn có thấy tin tưởng và cuốn hút?

Đó là một số kinh nghiệm mà các nhà kinh doanh online nên tập trung để khai thác và tối ưu hóa website của mình sao cho thân thiện với người dùng nhất có thể. Quy tắc để một web trở nên tối ưu là nó phải dễ dàng sử dụng nhất có thể với bất kỳ khách hàng nào.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

web hoi an
web hoi an
web hoi an